Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Tìm hiểu về những nền văn hóa trà độc đáo

Tìm hiểu về những nền văn hóa trà độc đáo

Mỗi lần đến thưởng trà tại Amour Tea – phòng trà tại Hà Nội, bạn sẽ được nghe những câu chuyện khác nhau. Một trong số đó chính là câu chuyện về sự phát triển của bốn nền văn hóa trà đặc trưng. Hãy cùng tìm hiểu về những nền văn hóa trà độc đáo này nhé!

Chanoyu – Nền văn hóa trà đầu tiên

Chanoyu hay còn gọi là trà đạo. Đây là nền văn hóa trà nổi tiếng nhất ở Nhật Bản được cả thế giới biết đến. Được các nhà sư đưa về từ Trung Quốc vào khoảng thế kỉ XV. Đặc thù của Chanoyu là dùng loại trà bột pha vào bát với những quy định rất chặt chẽ về cách pha, trà cụ, trà thất… Buổi lễ thưởng trà cũng đặc biệt yên lặng và từ tốn, mang đậm chất thiền. Một từ để miêu tả về Chanoyu đó chính là Đạo. Nghi thức Chanoyu hướng con người vào bốn giá trị là: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh.

Kungfu Tea – Nền văn hóa trà đặc trưng của Trung Quốc

Đây là nền văn hóa trà được xếp vào loại lâu đời nhất trên thế giới. Kungfu Tea ảnh hưởng mạnh đến tất cả các nền văn hóa trà ở các quốc gia khác. Phát triển từ trà bánh, trà bột rồi đến chỉ thưởng riêng trà. Có hàng trăm cuốn sách nghiên cứu về nền văn hóa này. Kungfu Tea là niềm tự hào lớn nhất của người Trung Quốc.

Kungfu Tea đề cao cái đẹp hoàn mỹ. Thao tác pha trà, dùng trà phải điêu luyện, phóng khoáng. Dụng cụ pha trà cầu kỳ, phức tạp, chi li ngược hẳn với sự đơn giản, thô sơ của trà đạo Chanoyu. Điều này cũng đã được Amour – phòng trà tại Hà Nội – tái hiện lại hoàn hảo.

Cần chú ý những đặc điểm sau:

Phẩm: đánh giá chất lượng trà qua hình trà khô.
Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén để pha trà. Tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu có trong trà.
Đầu: bốc một lượng trà vừa phải cho vào trong ấm. Không được quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà để cho lượng trà vừa đủ.
Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ấm ngay trong một lần.
Mân: hãm nước sôi rồi đậy nắp kín, để 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra.
Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để trà tiết ra tối đa các thành phần hữu hiệu.
Chân: rót nước trà trong ấm ra từng chén nhỏ.
Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn để mời khách uống.
Ẩm: vừa uống vừa thưởng thức nhâm nhi hương vị của trà.
tim-hieu-ve-nhung-nen-van-hoa-tra-doc-dao-1
Trà Sen – Việt Nam

Trà Sen là được mệnh danh là vua của các loại trà trong văn hóa trà Việt Nam. Từ Sen đã vượt ra khỏi nghĩa nguyên thủy là hoa sen, trở thành một khái niệm triết lý đối với những người yêu trà. Nếu Kungfu Tea là anh cả của trà, Chanoyu là người anh em nổi tiếng thì Trà Sen là nàng công chúa mang đầy thi vị nhất của trà. Thể hiện tính trọng tình trọng nghĩa của người Việt. Uống trà là dịp để mọi người hàn huyên, tâm sự. Biếu trà thể hiện sự kính trọng đối với người được tặng. Trà Sen như là một duyên cớ để người ta giao hòa với nhau.

Panyaro – Sự giản dị, mộc mạc

Có một thời kỳ, Panyaro rất thịnh hành tại Triều Tiên. Thế nhưng sau những biến động lịch sử vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ XX, Panyaro đã kết thúc thời kỳ hoàng kim đó. Nhưng vào những năm cuối cùng của thế kỉ, một người phụ nữ đã khôi phục lại phong trào Panyaro này.
Triết lý của Panyaro rất đơn giản, cho phép ta được tự nhiên, phóng khoáng với chén trà. Bởi thế, Panyaro phù hợp ở mọi nơi, mọi lúc và với mọi lứa tuổi. Không cầu kỳ, câu nệ, Panyaro đơn giản, mộc mạc đến lạ kỳ. Điều này cũng được tái hiện lại trong các phòng trà tại Hà Nội.

Đến với Amour Tea – phòng trà tại Hà Nội để cảm nhận các nền văn hóa thưởng trà

Amour Tea là một trong những phòng trà tại Hà Nội được nhiều người biết tới. Đến với chúng tôi bạn sẽ được phục vụ những chén trà hoàn hảo hương vị nhất.

Địa chỉ của Amour: số 25, cuối ngõ 55, Đỗ Quang, Cầu Giấy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét