Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Quy trình làm chè truyền thống

Quy trình làm chè truyền thống

Chè truyền thống của Việt Nam có cách chế biến kỳ công không kém gì các loại trà khác trên thế giới. Amour Tea – phòng trà tại Hà Nội – xin chia sẻ với các bạn quy trình làm chè truyền thống của dân tộc.


Quy trình làm chè truyền thống – Câu chuyện được kể từ phòng trà tại Hà Nội



Một quy trình làm chè hoàn chỉnh thường có rất nhiều công đoạn. Công đoạn đầu tiên là hái lá chè. Chè phải được hái vào lúc sáng sớm, vẫn còn đọng sương trên lá. Lá chè được chọn phải xanh, hình dáng nguyên vẹn. Không bị sâu hay khuyết tật gì. Sau đó tới công đoạn làm héo và làm giập


Làm héo và giập lá chè



Chè hái xong phải làm héo ngay để tránh là chè bị lên men. Sẽ bị mất đi dưỡng chất của chè xanh. Người dân làm héo bằng cách phơi trong bóng râm hoặc dùng quạt quạt gió để đẩy hơi ẩm ra khỏi lá. Sau công đoạn này, đa phần nước đã thoát ra khỏi lá chè.

Tiếp theo là công đoạn làm giập lá chè. Vò lá chè trong rổ hay đạp bằng chân rồi vò bằng tay. Người Việt xưa còn dùng vật nặng để chà lăn. Thậm chí còn chế ra cối vò chè quay tay và cả cối vò chè bằng gỗ dùng trâu bò kéo. Quá trình này khiến cho một lượng dịch trong lá chè chảy ra ngoài. Hỗ trợ quá trình lên men của trà sau này và làm thay đổi vị trà.


Lên men lá chè

Lá chè được ủ trong phòng kín để chuyển sang màu sậm. Chất diệp lục tố trong lá sẽ bị mất đi, chất tamin trong lá dần biến chất. Đây là công đoạn lên men quyết định chất lượng của chè. Người làm chè phải nắm rõ được mức độ oxy – hóa. Tùy thuộc theo tỉ lệ oxy hóa từ 5% đến 40% sẽ cho các loại chè xanh hương vị khác nhau. Khi độ oxy – hóa đạt tới 100%, ta sẽ thu được chè đen.


quy-trinh-lam-che-truyen-thong
Sấy tươi và diệt men

Theo kinh nghiệm truyền lại từ thời cha ông, chè được sao tái trên chảo sành hoặc hộc cỡ lớn. Sau đó dần được thay thế bằng chảo gang hay chảo đồng. Người dân Việt dùng nhiều phương thức khác nhau để diệt men. Có nơi đem hấp hơi nước nóng, hay nhúng nhanh vào nước sôi. Sao chè ở nhiệt độ 2300C đến 2500C, sấy than hoa, sấy lửa củi, sấy khô bằng hơi nóng, hay phơi nắng kết hợp sấy than… Mỗi cách lại cho một hương vị chè đặc trưng khác nhau.


Tạo dáng và định hình cho chè

Lá chè ẩm được cho vào bao vải rồi dùng tay nhào trộn, vê cho đến khi có hình dáng người thợ mong muốn. Công đoạn này giúp làm nổi hương vị chè. Có thể tạo nhiều dạng khác nhau. Ví như hình cuộn xoắn, vo viên tròn, ép dẹp… Tuy nhiên phổ biến nhất là dạng cuộn xoắn đơn giản. Bạn có thể nhìn thấy các hình dạng chè khác nhau tại phòng trà tại Hà Nội – Amour Tea.


Sấy khô chè

Sau khi tạo hình xong, cho chè vào chảo sấy khô trên lửa. Khi chè khô rồi tiếp tục xát bằng rổ tre cho nhỏ lại. Sau đó tách ra, phân thành từng loại chè khác nhau như: chè búp, chè cục, chè cám… Sấy là công đoạn cuối cùng để tạo ra chè thương phẩm. Để có thể lưu giữ, phân phối mà không lo bị ẩm mốc.

Trước khi đóng gói, người thợ còn sàng sẩy, phơi nắng gió một lần nữa. Mỗi người làm chè có những cách thức riêng tạo ra sản phẩm đặc trưng của mình. Tại Amour – phòng trà tại Hà Nội cũng sử dụng những loại trà riêng biệt.



Trên đây là một quy trình làm chè truyền thống đơn giản. Bạn có thể cảm nhận được điều này khi tới với Amour Tea – phòng trà tại Hà Nội được nhiều người ưa chuộng. Đến với phòng trà tại Hà Nội này, bạn có thể cảm nhận được tinh hoa cũng như cái hồn của dân tộc Việt Nam qua từng chén trà thơm ngon.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét